Tìm hiểu đoạn trích Uy-lit-xơ trở về
I . Một vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại
- Văn học Hi Lạp cổ đại là "mảnh đất nuôi dưỡng" nghệ thuật. Hi Lạp sau này. Nó hình thành và phát triển trong bảy tám thế kỷ từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên.
- Nó gồm có Thần thoại Hi Lạp, sử thi Hi Lạp, bi kịch và hài kịch Hi Lạp.
Là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn, văn học Hi Lạp cổ đại đã ca ngợi tự do, công lí dân chủ, tình yêu, đạo lí, nhân đạo, đề cao lí tưởng anh hùng, chiến thắng số mệnh... Nó đã xây dựng nên những hình tượng kì vĩ tráng lệ, huyền diệu và chữ tình đằm thắm, vô cùng cao cả và đẹp đẽ. Nó mãi mãi là dấu ấn chói ngời của nền văn minh Tây Âu thuở bình minh nhân loại.
Theo truyền thuyết Hômerơ là nhà thơ mù ở Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên đi lang thang khắp các thành bang kể truyện thơ của mình. Ông được coi là tác giả 2 cuốn sử thi Iliat và Ôđixê.
1.Nguồn gốc đề tài
Iliat là bài ca về thành Iliông (còn gọi là Tơroa) gồm 15.683 câu thơ nói về cuộc chiến tranh 10 năm ở thành Tơroa. "Ôđixê" là sự nối tiếp sử thi Iliat gồm 12.110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ôđixê kể lại cuộc hành trình về quê hương của Uylitxơ sau chiến thắng chiếm đánh thành Tơroa; một hành trình kéo dài 10 năm.
2.Tóm tắt "Ôđixê"
Sau khi chiến thắng ở Tơroa, quân Hi Lạp lần lượt kéo về xứ sở. Uylitxơ cùng đoàn dũng sĩ của mình vượt qua chặng đường dài dằng dặc vô cùng nguy hiểm trên biển cả mênh mông. Đoàn chiến thuyền của Uylitxơ gặp bão dạt từ đảo này sang đảo khác, trôi đến bờ biển châu Phi, xứ sở của những người trồng "quả lú", rồi lại trôi đến phía tây Địa Trung Hải. Chàng cùng các chiến hữu lọt vào đảo những tên khổng lồ "một mắt" Pôliphem, lần sang mảnh đất của bọn khổng lồ "to như trái núi", vào nhà mụ phù thuỷ Xiếc-xê, xuống "thế giới những linh hồn", lách qua eo biển của hai con quái vật Caripđơ và Xkila trấn giữ, bước lên đảo thần Mặt trời Hêliôt... Quá đói khát, các bạn đồng hành của Uylitxơ ăn mất mấy con bò trong đàn bò của thần nên đã bị thần Dớt gây ra một trận bão lớn để trừng phạt. Sau bao nhiêu tai hoạ dồn dập, bạn bè của Uylitxơ dần dần chết hết. Uylitxơ trôi giạt đến đảo của nàng tiên Calipxô xinh đẹp. Nàng tiên mê đắm Uylitxơ, dâng thần đơn linh dược cho chàng trở thành bất tử để cùng chàng kết bạn trăm năm. Sau 7 năm trời bị Calipxô lưu giữ, Uylitxơ mới được thần linh giải thoát, chàng tiếp tục vượt biển đến ngày thứ 18, thì bạn bè Uylitxơ bị thần Pôêdiđông gây bão tố đánh chìm để trả thù cho con trai là gã khổng lồ Pôliphem đã bị chàng chọc mù mắt. Uylitxơ trôi giạt vào vương quốc Phêaxi, được công chúa Nôdica cứu giúp, và nhà vua Anxinôôx tiếp đãi ân cần cấp cho thuyền nhẹ bay như cánh chim để chàng về quê hương. Trong bữa tiệc tiễn đưa, nghe nghệ nhân hát ca ngợi về chiến công con ngựa gỗ thành Tơroa, Uylitxơ xúc động rơi lệ. Nhà vua gạn hỏi mới biết tên tuổi thật của chàng. Nhà vua ngỏ ý muốn chàng thuật lại hành trình từ khi rời khỏi Tơroa. Nghe chàng kể những gian truân, nguy hiểm đã qua, nhà vua và triều thần vô cùng cảm động.
Uylitxơ đến Itacơ quê hương sau 20 năm trời chinh chiến. Chàng giả dạng người hành khất đến gặp người chăn lợn cũ Ơmê, sau đó chàng bí mật gặp lại con trai Têlêmac. Hai cha con bàn mưu giết bọn cầu hôn. Sau 10 năm trì hoãn, cuồi cùng Pênêlốp, vợ chàng phải ra điều kiện, ai bắn trúng một phát xuyên qua 12 vòng trong của 12 cái rìu thì nàng sẽ lấy người đó. Uylitxơ vào cung điện của vợ mình trong vai hành khất. Nhũ mẫu Ơriclê theo phong tục đã rửa chân cho chàng, phát hiện ra Uylitxơ qua vết sẹo bị lợn lòi húc ở chân. Chàng đã ra hiệu cho Ơriclê giữ bí mật. Cuộc tỉ thí bắt đầu.108 vị cầu hôn đều thất bại, chỉ có người hành khất đã bắn xuyên 12 chiếc rìu. Hai cha con Uylitxơ đã trừng trị bọn cầu hôn và lũ người nhà phản bội. Nhưng Pênêlốp vẫn không chịu nhận chàng. Chỉ đến lúc Uylitxơ chỉ ra cái dấu riêng của chiếc chân giường là một cái gốc cây, Pênêlốp mới chịu nhận ra chồng nàng. Cuộc dàn xếp với thân nhân bọn cầu hôn bị giết diễn ra những ngày sau đó.
3.Giá trị của tác
Giới thiệu | Điều khoản | Chính sách | Sử dụng