tài năng của Xuân Diệu
1.Thơ ca thời trung đại dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm thì đều không có dấu câu. Điều đó khiến cho người đọc phải căn cứ vào ý trong bài mà ngắt sao cho phù hợp. Lâu nay khi đọc bản phiên âm hay bản dịch nghĩa, dịch thơ cổ, chúng ta thấy xuất hiện dấu câu (chủ yếu là dấu chấm và dấu phẩy) thì đó là do người dịch thêm vào để tiện cho người đọc khi theo dõi nội dung văn bản. Nghĩa là: dấu câu không phải là một vấn đề cần đặt ra khi tìm hiểu thơ ca cổ.Tình hình sẽ thay đổi khi chúng ta tiếp cận thơ ca hiện đại. Ở đây, xét đến cùng thì, về mặt nguyên tắc, những dấu chấm câu tưởng như đơn giản nhưng nó lại cần được hiểu như những chỉnh thể nghệ thuật có nghĩa. Theo đó, nó cần được xem xét một cách nghiêm túc: hoặc là nó có giá trị về mặt hình thức, hoặc là nó có giá trị về mặt nội dung.Chúng tôi quan tâm tới những dấu câu trong thơ là với ý nghĩa như thế. Tất nhiên không loại trừ nhiều trường hợp những dấu câu chỉ đơn giản có nghĩa về mặt ngữ pháp.2.Sau đây chúng tôi bàn về 2 trường hợp mà ở đó dấu chấm câu (.) được sử dụng độc đáo.
2.1. Trường hợp thứ nhất:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;(Vội vàng - Xuân Diệu )(1)Đây là một dòng thơ hay và độc đáo. Nhiều người khi tiếp cậnđòng thơ này đã thường bỏ qua dấm chấm câu ở giữa dòng thơ. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu đã dùng đến một dấu chấm để ngắt dòng thơ của mình thành 2 câu độc lập như vậy. Đọc kĩ dòng thơ và đặt chúng trong chỉnh thể toàn bài thơ, chúng tôi nhận thấy dấu chấm có ý nghĩa tách hai nội dung tư tưởng chủ đạo của toàn bài. Một thuộc về phía bên trên Tôi sung sướng (từ câu đầu đến câu 11); phần còn lại là Tôi vội vàng (từ câu 13 đến hết bài). Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã vẽ ra một khung cảnh đẹp đẽ, dậy tình, như một thiên đường trên mặt đất. Đó là nơi mà thi sĩ muốn hưởng thụ, muốn tận hưởng và kêu gọi mọi người cùng tận hưởng hương sắc của thiên nhiên, thế giới, của tình yêu con người… Lời thơ nhanh mạnh, gấp gáp, giọng thơ vội vàng, thúc giục. Đó thực sự là tâm trạng sung sướng của Xuân Diệu vậy!Nhưng thế giới đẹp dường ấy cuối cùng cũng sẽ phôi pha. Vạn vật không đứng yên và lại càng không đứng chờ tuổi trẻ chỉ có duy nhất một lần của con người. Thế thì, nếu không nhanh chóng chạy đua với thời gian, để tận hưởng nó thì rồi nó cũng qua đi. Quan trọng hơn: tuổi trẻ qua đi là tất cả như vô nghĩa. Từ câu 13 đến hết bài thơ, thi sĩ dùng để biểu diễn nội dung tư tưởng này. Lời thơ vẫn nhanh mạnh và gấp gáp nhưng đã trở nên ngậm ngùi và tiếc nuối, xót xa, pha chút bâng khuâng. Thay cho tâm trạng sung sướng phía trên là tâm trạng vội vàng phía dưới.Vậy nên mới Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Dấu chấm như một khoảng lặng, dù rất ngắn ngủi để thi sĩ chiêm nghiệm về cái lẽ nhân sinh. Nó như là sự khựng lại của cõi lòng thi nhân trong việc thể hiện một niềm vui không trọn vẹn.Trật tự 2 câu trong dòng thơ không thể đảo ngược:Tôi vội vàng. Nhưng sung sướng một nửa; (-)Dòng thơ hóa ngô nghê hết sức. Còn nếu dòng thơ như thế này được chấp nhận thì tổ chức bài thơ phải thay đổi. Từ câu thứ 13 đến hết bài chuyển lên phía trên; từ câu đầu đến câu thứ 11 chuyển thành phần kết thúc. Thử đọc: … Hẳn là không thể được. Dấu chấm trong dòng thơ với việc sắp xếp trật tự ý thơ như thi sĩ đã có ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật rất lớn. Chúng tôi cho đây là một trường hợp sử dụng dấu chấm câu trong thơ độc đáo.
2.2. Trường hợp thứ hai:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng bác phải ra đi
(Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)(2)Đây là dòng thơ mở đầu bài thơ. Gồm 2 câu thơ được ngăn cách bằng một dấu chấm. Hai câu thơ biểu diễn hai nội dung ý nghĩa khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Và đây cũng là dòng thơ khái quát nội dung tư tưởng toàn bài. Toàn bộ phần sau sẽ là sự diễn dịch cho nội dung dòng thơ khái quát này.Chúng ta biết, Chế Lan Viên trong bài thơ muốn tiếp cận hình tượng lãnh tụ theo chiều dài thời gian từ khi Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 đến năm 1941, trọn vẹn 30 năm không ngừng nghỉ. Việc Bác ra đi ngoài xuất phát