cây dừa quê em
Cây trái miền nam quê em rất phong phú: xoài, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm… mỗi mùa đều có vài loại ngọt ngào thơm ngon. Nhưng có một loài cây vừa cho nước ngọt, cơm ngon vừa đem lại nhiều lợi ích cho con người, đó chính là cây dừa. Không chỉ gắn bó với người dân nơi đây, cây dừa còn được coi là tiêu biểu cho tinh thần, phẩm chất của con người VN.
“Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ”
( Xuân)
Chẳng biết cây dừa bắt đầu được trồng từ khi nào nhưng nó có mặt gần khắp mọi miền đất nước. Ở miền trung dừa có nhiều ở tỉnh Bình Định còn miền nam thì địa danh xứ dừa Bến tre nổi tiếng khắp nơi. Dừa là giống cây lâu năm, dễ trồng, dễ sống, 3-4 năm tuổi bắt đầu cho trái và từ đó thu hoạch quanh năm. Bạn có thể thấy nó trong vườn nhà, bên bờ sông, ven ruộng lúa hay sát mé biển nơi sóng vỗ quanh năm… dừa nhiều đến nỗi người ta truyền nhau câu hát:
“Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan…”
Dừa là một loài cây trong họ Cau. Nó là một loại cây lớn, rễ bám chặt vào đất, thân đơn có thể cao tới 30 m, với các tàu lá chính dài 4–6 m còn các lá nhỏ có thể dài 60–90 cm, nằm song song đối xứng hai bên thân tàu. Các tàu lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân cây dừa. Dừa không cần chăm sóc nhiều, mỗi năm chỉ cần “làm cỏ dừa” một lần là được. Đây là hình thức tỉa bớt những bẹ dừa hư, khô héo để cây phát triển tốt. Mưa to gió lớn có thể làm gãy vài tàu lá nhưng những quày dừa sai trái vẫn vững vàng ôm lấy thân cây. Các giống dừa trồng phổ biến ở nước ta là dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa nhiếm, dừa xiêm, dừa cỏ, dừa Tam Quan… Quả dừa có vỏ ngoài cứng, nhẳn, ở giữa là lớp xơ rồi mới tới gáo dừa (hay còn gọi là sọ dừa). Gáo dừa khá cứng để bảo vệ lớp cơm dừa và nước bên trong. Khi quả còn non, cơm dừa mỏng, mềm, dễ nạo nhưng khi quả đã già thì lớp cơm này dày lên và cứng hơn rất nhiều. Mỗi quày dừa thường cho 10 – 12 trái nhưng cá biệt có quày đến 15 – 17 trái. Người ta trồng dừa có lẽ chủ yếu là để lấy nước uống. Nước dừa là nguồn dinh dưỡng quý giá vì có chứa các chất như đường, đạm, chất chống ôxi hóa, các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, có thể dùng làm dung dịch truyền ven. Không chỉ để uống, nước dừa còn để kho cá, kho thịt làm cho cá thịt vừa bùi vừa thơm! Cây dừa dâng tặng cho con người gần như toàn bộ thân thể của nó. Sản phẩm làm ra từ cây dừa nhiều vô kể: cơm dừa được ép lấy dầu thực phẩm hay làm xà phòng, nước cốt dừa là một thành phần quan trọng trong các món ăn truyền thống của người Việt. Vào ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng chuẩn bị nồi thịt kho nước dừa và có người Việt nam nào không biết đến hương vị ngọt ngào của món mứt dừa thân quen cơ chứ! Chỉ xơ dừa được dùng làm thảm hay bện dây thừng vừa mềm vừa chắc, chịu mưa nắng rất tốt. Dưới bàn tay cần cù, sáng tạo của các nghệ nhân Việt nam, thân và gáo dừa đã biến thành những chiếc khuy áo, bình, ly tách, muỗng, nĩa, gạt tàn thuốc hay chiếc lược xinh xắn… những mặt hàng thủ công mỹ nghệ này đã vượt cả đại dương xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ… Ở những vùng quê nam bộ, hình ảnh cây cầu dừa nằm bắc qua bờ mương, con rạch đã quá quen thuộc với người dân nơi đây. Lá dừa lợp nhà, dựng vách che chở bao người, bà mẹ quê tỉ mỉ bó chiếc chổi dừa quét sân trước, sân sau… bao nhiêu đó thôi cũng đủ thấy cây dừa đã gắn bó mật thiết với cuộc sống, con người quê ta biết bao!
"Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”
Nếu có dịp đến Bến Tre, quê hương Đồng khởi bạn sẽ tưởng chừng như mình đi lạc vào những rừng dừa mênh mông. Màu xanh của dừa trãi dài bát ngát, ngọn dừa vươn cao lên trời như thách thức nắng mưa, bão táp. “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió” chính là hình ảnh đặc trưng của miền đất này. Con người ở đây hiền hòa, chăm chỉ nhưng cũng đầy lòng yêu nước, trung kiên. Trong chiến tranh, người dân