“số đỏ” của vũ trọng phụng
Về tác phẩm “số đỏ” của vũ trọng phụng – hoàng phong tuấn
Vũ Trọng Phụng
quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng
1. Văn chương là sự thực ở đời.
“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời (…). Các ông muốn theo tiểu thuyết tuỳ thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thực, thành ra nguy hiểm, vì sự thực mất lòng” (Để đáp lời báo Ngày nay).
2. Văn chương mổ xẻ nỗi đau, cải tạo xã hội.
“Văn chương chỉ là một món tiêu khiển nếu nó than mây khóc gió. Tôi quan niệm văn chương là một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đoạ vào cảnh ngu tối, kẻ bị bóc lột, mỗi ngày kiếm ra đủ ăn bữa tối để nhịn sáng hôm sau. Tôi sẽ cố gắng nhìn vào những nỗi đau của xã hội, may ra tìm được những thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn miệng, lên da” (Quan niệm của tôi về phóng sự và tiểu thuyết).
“Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bi quan, căm hờn cũng có, vì tôi cho rằng cái xã hội nước nhà mà không đáng căm hờn, mà lại cứ “vui vẻ trẻ trung, trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ…” như các ông chủ trương thì một là không muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỷ một cách đáng sỉ nhục” (Để đáp lời báo Ngày nay).
về “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng
Số đỏ là tiểu thuyết trào phúng được viết theo cảm hứng hiện thực phê phán. Đây là hiện thực phê phán quyết liệt theo kiểu Vũ Trọng Phụng. Đây là sự kết hợp có cơ sở. Đặc điểm của trào phúng là thường cười nhạo những thói xấu, tật xấu của đối tượng. Đặc điểm của hiện thực phê phán là phát hiện bản chất xấu xa của xã hội và con người để phê phán.
Có nhiều lối trào phúng được sử dụng trong truyền thống. Vũ Trọng Phụng hầu như đã vận dụng tất cả. (truyền thống có ba lối trào phúng: tạo mâu thuẫn, nói quá, xây dựng cái ngờ nghệch – ngu dốt). Đặc biệt là ở tiểu thuyết này, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công những tình huống trào phúng, nhân vật trào phúng và ngôn ngữ trào phúng. Vũ Trọng Phụng đã phát triển ở một tầm vóc chưa từng thấy nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi. Trước đây, trào phúng chỉ được thể hiện trong một dung lượng nhỏ: truyện cười, ngụ ngôn, ca dao, truyện ngắn. Số đỏ là quyển tiểu thuyết trào phúng thành công duy nhất. Trào phúng trước đây ở cấp độ nhân vật, tình tiết, trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở cấp độ tình huống, cốt truyện, hệ thống nhân vật.
Cái khó của xây dựng một tiểu thuyết trào phúng, nói như Nguyễn Đăng Mạnh, là mâu thuẫn giữa bản chất phóng đại của trào phúng và tinh thần của khuynh hướng hiện thực. Để phê phán, thủ pháp của trào phúng là tô đậm nó lên, nhưng cũng để phê phán, nó phải có cơ sở từ hiện thực. Vì nếu không, người đọc sẽ không biết nó phê phán cái gì. Chính vì thế, trong Số đỏ, có sự đan xen giữa yếu tố thực và yếu tố phóng đại. Bề nổi là yếu tố phóng đại, bề sâu là những yếu tố thực, là bản chất của sự thực. Tài nghệ của tác giả là gia giảm liều lượng cho những yếu tố này.
Số đỏ là chuỗi cười dài về một thế giới “vô nghĩa lí”. Vô nghĩa lí, theo Vũ Trọng Phụng là không có ý nghĩa gì, là không có cơ sở thực tế gì, là đi ngược lại với luân lí và đạo đức, là không thể hiểu được và không thể chấp nhận được. Đây là một quan niệm mang tính triết lí. Ứng vào xã hội, thì đó là một xã hội mà cái bịp bợp, sự giả dối, trọng hình thức, trọng vật chất lên ngôi. Đó là xã hội mà mọi giá trị đều đảo lộn, một xã hội “Tây Tàu nhố nhăng”, Âu hoá nửa vời. Ứng vào con người thì đó là những con người bỉ ổi, vị kỉ, giả dối, bịp bợp, vô nghĩa… đến cùng cực. Những con người là bất cứ cái gì, quyết không phải là con người theo nghĩa viết hoa của nó. Vô nghĩa lí còn là ngẫu nhiên, không thể hiểu được, không thể chấp nhận được. Nó phản ánh cái quan niệm về cuộc đời ngẫu nhiên, bất tất, có tính chất định mệnh của Vũ Trọng Phụng.
Số đỏ là một chuỗi cười không đơn giản chỉ là cười. Vì càng đào sâu