Đọc hiểu đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành"
chị dâu vào. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu cảnh ngộ của Trương Phi. Mâu thuẫn bắt đầu khi Trương Phi nghe tin Quan Công đến, vác xà mâu, lao ngựa ra đánh Quan Công, và được đẩy lên cao hơn khi quân mã Sái Dương xuất hiện. Là câu chuyện đậm màu chiến trận nên mọi mâu thuẫn giữa các nhân vật đều được giải quyết bằng hành động. Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi xuất phát từ sự hiểu lầm của Trương Phi nhưng cũng được giải quyết bằng hành động. Hành động chém đầu tướng giặc. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đầu Sái Dương rơi xuống đất, còn mọi lời giải thích đều không có ý nghĩa gì. Về mặt nội dung, đoạn trích là một câu chuyện hoàn chỉnh, đặc điểm này giúp cho việc nắm bắt nội dung dễ dàng hơn. Mỗi hồi của tiểu thuyết chương hồi thường giải quyết hoàn chỉnh một mâu thuẫn hoặc hoàn thành diễn biến một sự kiện, đồng thời lại mở ra một câu chuyện mới tạo nên phần nối kết với hồi sau. Vì thế kết thúc mỗi hồi bao giờ cũng có câu : "muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ". Mỗi hồi đều được kết thúc khi mâu thuẫn đang ở cao trào là một kiểu tạo sức hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết cổ điển.
Vốn là những truyện kể dân gian được sưu tầm và ghi chép lại nên phương thức trần thuật của Tam quốc diễn nghĩa mang đặc điểm truyện kể rất rõ. Truyện được kể theo trật tự thời gian trước sau của sự việc. Nếu sự việc xảy ra đồng thời hoặc muốn chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác thì dùng từ chuyển "lại nói". Truyện kể ít quan tâm đến diễn biến tâm lí và suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động và cử chỉ. Tác giả ít xen vào lời giới thiệu hoặc bình luận. Nếu bình luận một trận đánh hoặc một sự việc, hành động nào đó của nhân vật thì tác giả trích một bài thơ, một bài vịnh nào đó của người đời sau. Và tên mỗi chương bao giờ cũng là câu văn đối ngẫu tóm tắt sự việc chính xảy ra trong hồi đó. Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu : "Chém Sái Dương anh em hoà giải ; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên". Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.
Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt : "Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…". Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt