Đọc hiểu đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành"
1. Thể loại
Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi, có nguồn gốc từ Trung Quốc xa xưa – dựa trên đề cương, bản ghi chép để nghệ nhân dân gian dựa vào đó kể chuyện.
2. Tác giả
La Quán Trung (1330 ?- 1400 ?) là nhà văn Trung Quốc, tên là La Bản, tự Quán Trung, hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, sống vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh. Ông là người có nguyện vọng phò vua giúp nước, nhưng bất đắc chí, bôn tẩu phiêu bạt khắp nơi, tính tình cô độc lẻ loi. Có tài liệu nói ông từng làm mưu sĩ của Trương Sĩ Thành, một người khởi nghĩa chống Nguyên. Khi Minh Thái Tổ thống nhất Trung Quốc, ông chuyển sang biên soạn dã sử. Tam quốc diễn nghĩa có lẽ được ông viết vào lúc này. Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, ông còn viết Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện và vở tạp kịch Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội.
Với tác phẩm của mình đặc biệt là Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung trở thành người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa.
3. Tác phẩm
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết lịch sử viết theo kiểu chương hồi của nhà văn La Quán Trung. Tác giả dựa vào sử sách, vào truyền thuyết và truyện dân gian, kết hợp với tài năng sáng tạo của mình để hoàn thành tác phẩm. Tam quốc có nhiều bản ; bản 120 hồi lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay là do cha con nhà phê bình Mao Tôn Cương đời Thanh chỉnh lí. Tam quốc kể về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong của ba tập đoàn phong kiến chủ yếu thời Tam quốc là Tào Nguỵ, Lưu Thục và Tôn Ngô trong thời gian 97 năm, từ 184 năm các tập đoàn phong kiến hợp sức tiêu diệt khởi nghĩa nông dân "Khăn vàng" đến 280, nhà Tấn thống nhất Trung Quốc. Vào thời Linh Đế nhà Hán, vương triều thối nát, kỉ cương rối bời. Bên ngoài, khởi nghĩa nông dân "Khăn vàng" nổi lên, tập hợp tới ba mươi vạn người tham gia. Bên trong, triều đình hỗn loạn, bè đảng xâu xé, chém giết lẫn nhau. Ngoại thích Hà Tiến cho vời Đổng Trác ở Lũng Tây đưa quân vào Kinh đô để chống lại hoạn quan. Hoạn quan bị diệt, song Đổng Trác lại thao túng triều đình, bỏ vua cũ lập vua mới. Lấy cớ bảo vệ nhà Hán, quân phiệt các nơi chiêu binh mãi mã, tập hợp lực lượng. Một mặt họ hợp sức tiêu diệt khởi nghĩa "Khăn vàng", mặt khác lăm le kéo quân vào kinh đô để trừ loạn trong triều. Bắc có Lưu Biểu, Viên Thuật, Viên Thiệu, Tào Tháo ; Nam có Tôn Sách, Tôn Quyền ; Tây có Lưu Bị. Dần dà Tào Tháo thôn tính xong các tập đoàn phương Bắc, làm chủ Trung Nguyên. Năm 208, Tào Tháo kéo quân về Nam định thôn tính Tôn Ngô, thống nhất Trung Quốc nhưng Tôn Quyền đã phối hợp với Lưu Bị đánh tan Tào Tháo ở Xích Bích. Từ đó hình thành thế chân vạc : Nguỵ, Thục, Ngô. Cũng từ đó diễn ra cuộc chiến tranh khi căng thẳng, khi ôn hoà giữa ba tập đoàn phong kiến về quân sự, chính trị và ngoại giao. Phía Tào Nguỵ nắm được vua nhà Hán, uy thế ngày một lớn, cất quân đánh Tôn Ngô mấy lần nhưng không thành, lại đánh nhau với Lưu Thục, nhưng sự nghiệp dở dang thì Tào Tháo ốm chết. Con thứ là Tào Phi phế Hán lập Nguỵ. Quyền bính dần dần rơi vào tay Thừa tướng Tư Mã Ý. Phía Lưu Thục, từ sau trận Xích Bích, mới mượn được đất Kinh Châu của Tôn Ngô rồi dần dần lấy được một số quận huyện khác. Nhờ các võ tướng Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân và các mưu sĩ Khổng Minh, Bàng Thống giúp nên đất đai ngày một mở rộng, thế lực ngày một phát triển. Khi Quan Công bị Tôn Ngô bắt giết, Lưu Bị cất quân báo thù nhưng việc chưa thành thì ốm chết. Con là Lưu Thiện kế vị. Khổng Minh phụ chính, bảy lần cất quân thu phục Mạnh Hoạch, một tù trưởng ở Tây nam và sáu lần ra Kì Sơn chặn đứng thế nam tiến của quân Nguỵ. Sau khi Khổng Minh chết, Lưu Thục dần suy. Văn có Tưởng Uyển rồi Phí Vĩ, võ có Khương Duy, nhưng chủ trương không thống nhất. Năm 263, quân Nguỵ tràn xuống thì Lưu Thiện đầu hàng. Phía Đông Ngô nhờ địa thế hiểm trở nên Tôn Kiên rồi con là Tôn Sách và em Sách là Tôn Quyền kế tiếp nhau làm vua. Văn có Gia Cát Cẩn, Lỗ Túc ; võ có Chu Du, Lục Tốn,… phù trợ. Sau khi Tôn Quyền chết, nội bộ lục đục mãi. Đến 279,
Giới thiệu | Điều khoản | Chính sách | Sử dụng