Độc Tiểu Thanh Kí
đến cả sau khi chết. Còn phần văn chương (tượng trưng bằng quyển vở chép thơ) là bị rẻ rúng, bị đốt bỏ nên ông mới viếng. Như vậy ở câu đây tác giả chỉ “viếng thơ” chứ không “viếng nàng”. Đây là điều độc đáo tạo nên sự đặc biệt cho bài thơ. Nó cho thấy sự nhạy cảm đến mức tinh tế của bậc văn hào.
Tuy nhiên trong các bản dịch trước đây, người dịch lại tư duy bài thơ theo hướng Nguyễn Du viếng nàng Tiểu Thanh. Với quan niệm đó, người dịch đã thêm chữ, đổi ý để gò cho bản dịch phát triển theo mạch “viếng nàng”. Kết quả là bản dịch trở thành một bài thơ khác với nguyên tác.
Chẳng hạn câu này nhóm Vũ Tam Tập dịch là: “Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ = Viếng ai song vắng một vần thơ”. So với nguyên tác thì người dịch đã thêm vào 2 ý: “Viếng nàng” và “đọc”. Vậy là đã thay đổi đối tượng được viếng cùng cách thức viếng nên làm đổi ý câu thơ.
Câu 3: Chi phấn hữu thần liên tử hậu.
Chi phấn: là son phấn, phấn hương tượng trưng cho nhan sắc của người phụ nữ. Chi phấn hữu thần: là nhan sắc có thần thái.
Liên: là thương, tiếc. Liên tử hậu: là thương tiếc cả sau khi chết. Đó là việc son phấn hay nhan sắc (tượng trưng bằng bức vẽ có thần thái) sau khi nàng chết vẫn được người chồng thương tiếc giữ lại. Như vậy son phấn hay nhan sắc trong câu này là đối tượng được "thương".
Ý cả câu: “Nhan sắc có thần thái nên được thương tiếc cả sau khi chết”.
Câu này nhóm Vũ Tam Tập dịch là: “Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết = Son phấn có thần chôn vẫn hận”. Dịch như thế là bất ổn. Bởi đây là một câu thực, nó phải nói lên một sự thực chứ không thể là một suy luận, nhưng cách dịch với 2 chữ “chắc phải” đã biến câu thực thành câu luận. Son phấn từ chỗ được thương tiếc, qua dịch thuật đã trở thành chủ thể xót xa, ân hận. Bản dịch đã đảo ngược ý câu thơ.
Câu 4: Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Vô mệnh: đây chỉ là cách nói để tỏ thái độ bất như ý. Ta có thể hiểu là văn chương bạc mệnh, hẩm mệnh chứ không phải là không có mệnh. Một tác phẩm văn chương đích thực thì cái mệnh của nó lớn lắm.
Lụy: thường được dùng trong hai trường hợp. Thứ nhất: Lụy là làm liên lụy đến ai đó, tức làm ảnh hưởng không tốt đến người khác. Chẳng hạn, đứa con hư làm liên lụy đến cha. Tuy nhiên đây không phải nghĩa này. Thứ hai: Lụy là tùy lụy, cầu cạnh hay nhờ vả một ai đó giúp mình lúc khó khăn như câu ca dao: “Qua sông nên phải lụy đò. Tối trời nên phải lụy o bán dầu”. Chữ “lụy” ở đây là theo nghĩa này, tức văn chương phải nhờ cậy đến phần dư mới được in ra.
Phần dư: là phần thừa ra, phần còn sót lại hay phần đã bỏ đi. Với văn chương thì phần dư được hiểu là bản nháp. Ở đây “phần dư” là tờ giấy nháp thơ nàng Tiểu Thanh dùng để gói quà cho đứa con người giúp việc.
Câu 4 này nói: “Văn chương mệnh hẩm nên phải nhờ vào phần đã bỏ đi”. Kết hợp với câu 3, ta thấy đây là một cặp câu nói lên 2 sự thật trái ngược nhau tạo nên một nghịch lý: vẻ đẹp son phấn thì được thương tiếc, giữ gìn còn văn chương lại bị đốt bỏ, phải nhờ đến bản nháp để in ra. Câu thơ toát lên sự bất như ý của tác giả trước nghịch cảnh mà cuộc đời đối xử với văn chương.
Câu này nhóm Vũ Tam Tập dịch là: “Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở = Văn chương không mệnh đốt còn vương”. Dịch như thế là bất ổn bởi: Nếu văn chương không có mệnh thì dù đốt hay không cũng chẳng có gì quan trọng. Rồi việc người dịch quan niệm “phần dư” là phần đốt dở, cháy không hết cũng không đúng. Thực ra bản chính chép thơ đã bị đốt hết chứ không đốt dở. Hơn nữa bản dịch đã làm mất đi chữ “lụy” rất độc đáo nên không chuyển tải được ý chính của tác giả trong câu (là: văn chương phải nhờ bản nháp để được in ra). Kết quả là câu này bản dịch nói vu vơ chẳng đâu vào đâu.
Câu 5: Cổ kim hận sự thiên nan vấn = Xưa nay sự hận khó hỏi trời. Câu này khá đơn giản.
Câu 6: Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Phong vận: là vận gió tức cái vận nhất thời như được gió mang đến một lúc chứ không lâu dài. “Phong vận” là một từ đã quen thuộc đến mức không cần dịch. Trong đời sống nếu ai đó phất lên một thời rồi