Độc Tiểu Thanh Kí
sau đó trở lại bình thường thì gọi là: “Nhất thời phong vận”.
Kỳ: là kỳ lạ, khó hiểu mà cũng có nghĩa là lớn lắm, nghiêm trọng lắm, đặc biệt lắm. Phong vận kỳ oan: là nỗi oan kỳ lạ nhất thời, cũng có thể hiểu là nỗi oan thời thế.
Ngã: là ta. “Ngã” với nghĩa này mặc dù đã được dùng ở “bản ngã” để chỉ bản tính, bản chất của một người nào đó nhưng nói chung cũng còn khá lạ. Như vậy trong bài thơ chữ Hán này chỉ có 3 chữ còn lạ gồm: “khư” là hoang phế ở câu 1, “liên” là thương ở câu 3 và “ngã” là ta ở câu 6 này. Còn các chữ khác đều đã quen thuộc ở những mức độ khác nhau.
Cư: là ở, cư trú, sinh sống và cũng có nghĩa là mang, chịu. Ngã tự cư: là ta tự sống hay tự chịu đựng. Đây là một cấu trúc đơn giản với nghĩa rõ ràng.
Như vậy câu 6 này nói: “Ta phải tự sống trong nỗi oan phong vận lạ kỳ”. Hoặc: “Ta phải tự mang nỗi oan phong vận lạ kỳ”.
Câu này nhóm Vũ Tam Tập dịch là: “Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì *** phong nhã = Cái án phong lưu khách tự mang”. Dịch như thế là thiếu chính xác bởi: Phong vận là một giai đoạn, một tình huống hay một hoàn cảnh khách quan. Còn phong nhã hay phong lưu lại là tính cách của một con người. Đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Phong vận không thể hiểu là phong nhã hay phong lưu được. Hơn nữa, chữ *** không có trong nguyên bản mà do người dịch thêm vào để hợp với việc “viếng nàng”. Bằng 2 thao tác đó, nỗi phong vận kỳ oan của Nguyễn Du đã bị bản dịch biến thành nỗi oan vì *** phong nhã của nàng Tiểu Thanh, còn Nguyễn Du trở thành người đồng cảm với nàng.
Việc đổi ý một loạt câu thơ theo cùng một hướng có tính hệ thống như vậy đã làm cho bản dịch trở thành một bài thơ mới (viếng nàng) thay cho nguyên tác (viếng thơ).
Câu 7: Bất tri tam bách dư niên hậu.
Câu 8: Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Cả 2 câu này đơn giản đến mức không cần phiên dịch cũng có thể hiểu trực tiếp một cách rõ ràng. Nhưng vì những câu trước đó qua dịch thuật đã tạo thành một mạch thơ mới nên 2 câu có nghĩa rõ ràng này không theo được, trọi ra như thể do ai đó nhặt từ bài khác ghép vào.Như vậy việc dịch thuật thiếu chính xác đã làm cho bài thơ không liền mạch. Còn thực chất “Độc Tiểu Thanh ký” là một bài thơ có ý tứ kín đáo, có từ ngữ hàm súc, có kết cấu chặt chẽ xoay quanh một chủ đề duy nhất: tác giả viếng thơ và nghĩ về thơ. Bài thơ được tác giả phát triển trên nền cảm xúc tinh tế và sâu sắc về mệnh văn chương. Ông lập đền thờ văn chương ngay trước mắt mình (nên chỉ cần ngồi một mình trước cửa sổ cũng viếng văn chương được). Ông bất bình vì sự tệ bạc của người đời đối với văn chương nói chung trong đó có thơ nàng Tiểu Thanh và thơ ông. Ông trăn trở cho mệnh văn chương. Ông sẵn sàng chấp nhận “phong vận kỳ oan” cũng vì văn chương. Và ở câu cuối, tác giả không dùng tên húy Nguyễn Du mà nói đến tên tự Tố Như. Điều này cho thấy ông đang trăn trở về tương lai của văn chương chứ không phải cho bản thân. Ông mong cho văn chương của mình luôn có ích cho đời. Hơn ba trăm năm sau cũng còn có người “khóc Tố Như” tức cảm động với văn chương của ông.
Với tư duy “viếng thơ”, ta thấy những nghi vấn khác chung quanh bài thơ cũng được hóa giải khá đơn giản. Không những thế, bài thơ còn đem đến cho ta cái nhìn cụ thể về cuộc đời và tâm sự của nhà thơ. Những vấn đề này chúng tôi đã trình bày trong cuốn “So sánh dị bản truyện Kiều”.
Trái lại cách dịch theo tư duy “viếng nàng” như phân tích ở trên đã làm sai lạc ý tứ của bài thơ. Theo nhãn quan đó, Nguyễn Du chỉ là một người thương hoa tiếc ngọc. Ông khóc người là để mong sau này cũng được người khác khóc mình.
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ góp phần vào việc trả lại cho một trong những kiệt tác của bậc đại văn hào những gì đang bị khuất lấp.
Phần dịch nghĩa và bản dịch thơ theo thể lục bát chúng tôi đã trình bày trong cuốn “So sánh dị bản truyện Kiều”, nay xin bổ sung bản dịch thơ theo thể Đường luật để bạn đọc tham khảo:
Dịch nghĩa:
NHÂN ĐỌC TIỂU THANH KÝ
Vườn hoa bên Hồ Tây đã trở nên hoang phế.
Trước cửa sổ, ta viếng một tờ giấy.Nhan sắc