Độc Tiểu Thanh Kí
“Độc Tiểu Thanh ký” là bài thơ chữ Hán được thi hào Nguyễn Du sáng tác nhân đọc câu chuyện về nàng Tiểu Thanh. Bài thơ này hiện còn tồn tại một số nghi vấn về thời gian và địa điểm sáng tác, về niêm luật, về khoảng thời gian “tam bách dư niên” và đặc biệt là khâu dịch thuật.
Cho đến nay qua các bản dịch kể cả bản dịch của nhóm Vũ Tam Tập đang được dạy ở lớp 10 người đọc thấy bài thơ không được liền mạch, ý tứ cũng chưa thể hiện được rõ ràng. Có giả thuyết cho là do các câu thơ được sưu tầm từ nhiều bài khác nhau ghép lại. Có giả thuyết cho là do dịch thuật chưa chuẩn xác. Vậy nguyên nhân từ đâu? Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu xem thực chất bài thơ nói về điều gì?
Nhưng trước tiên chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về cuộc đời nàng Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người có thật, một phụ nữ tài sắc đã từng sống vào cuối triều Minh ở Trung Quốc. Sau đây là những nét chính trong cuộc đời nàng.
Nàng Tiểu Thanh tức Phùng Văn Cơ (1594 - 1612) mồ côi từ nhỏ, được một bà sư nuôi và cho đi học, là người có nhan sắc và thông tuệ. Năm 16 tuổi, nàng lấy lẽ một công tử cũng họ Phùng, con nhà quyền quý nhưng ngốc nghếch. Người vợ cả độc ác, hay ghen ghét, bắt nàng ở riêng. Nàng cô đơn chỉ biết gửi lòng vào thơ, từ rồi sinh bệnh mà chết. Trước khi chết, nàng thuê họa sĩ đến vẽ hình. Nàng bắt họa sĩ vẽ đi vẽ lại cho đến khi được một bức họa lộng lẫy, có thần thái rất sinh động. Khi nàng chết (18 tuổi) người chồng tìm được quyển thơ của nàng sáng tác và mấy bức chân dung đó. Người vợ cả biết chuyện đòi đưa ra. Người chồng giấu giữ lại bức vẽ có thần thái rồi trao mấy bức vẽ nháp cùng quyển thơ cho vợ. Bà vợ cả đốt hết. Về sau, do tình cờ, một người họ hàng nhà chồng tìm thấy mấy tờ giấy nàng gói quà cho con gái người giúp việc, đó là bản nháp thơ của nàng, bèn đưa khắc in và đặt tên tập thơ là “Phần dư”.
Câu chuyện về cuộc đời nàng Tiểu Thanh là tư liệu giúp chúng ta tìm hiểu bài thơ được thuận lợi hơn.
Sau đây chúng ta sẽ bàn về cách hiểu và dịch từng chữ, từng câu sao cho đúng với tinh thần của nguyên tác, đồng thời chỉ ra những bất ổn trong các bản dịch trước đây tiêu biểu là bản dịch của nhóm Vũ Tam Tập hầu làm rõ vấn đề.
Tên bài thơ: Độc Tiểu Thanh ký.
Độc: ở đây có nghĩa là đọc. Tức Nguyễn Du đọc cuốn sách có tên là “Tiểu Thanh ký”. Tuy nhiên để cho cụ thể, ta cần phân biệt hai cách hiểu tên bài thơ.
Nếu trong nội dung, Nguyễn Du tóm tắt và giới thiệu những gì ông đọc được từ cuốn “Tiểu Thanh ký” thì gọi là “Đọc Tiểu Thanh ký”. Nhưng nếu Nguyễn Du lại nói về những ý nghĩ, cảm tưởng khi ông đọc cuốn sách đó thì có nghĩa là “Nhân đọc Tiểu Thanh ký”.
Xét trong nội dung bài thơ ta thấy tác giả không miêu tả hay tóm tắt gì về cuộc đời nàng Tiểu Thanh mà chỉ nói về những ý nghĩ, tâm sự của ông nhân khi đọc cuốn sách đó. Như vậy đây thuộc khả năng thứ hai. Tên bài thơ dịch thoát ý phải là: “Nhân đọc Tiểu Thanh ký”.
Câu 1: Tây Hồ hoa uyển tận thành khư.
Tận: là hết, là đến cùng. Chữ “tận” trong thế văn này đi với chữ “khư” là để chỉ sự biến đổi diễn ra từ từ theo thời gian. Một số bản chép là “tẫn” tức sự tàn phá, phá phách thì e không đúng.
Khư: là hoang phế, tàn tạ. Tận thành khư: là tất cả đã trở nên hoang phế. (Nếu là tẫn thành khư tức bị phá phách tan hoang thì không đúng.)
Ý câu này là: Vườn hoa bên hồ Tây đã trở nên hoang phế.
Câu 2: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Độc: là đơn độc, một mình (khác với nghĩa là đọc ở nhan đề bài thơ).
Điếu: là viếng. Ta đã khá quen trong các từ: điếu văn, ai điếu, phúng điếu.
Song tiền: là trước cửa sổ.
Nhất chỉ thư: là một tờ giấy, hoặc một quyển vở chép thơ.
Câu này có nghĩa là: “Một mình trước cửa sổ, viếng một tờ giấy chép thơ”. Nếu mới xem qua thì thấy việc tác giả “viếng một tờ giấy chép thơ” có vẻ không bình thường. Nhưng chính cái không bình thường này ẩn chứa tâm sự của tác giả. Đọc tiếp những câu sau ta sẽ biết hóa ra Nguyễn Du quan niệm nàng Tiểu Thanh có 2 phần đời: Nhan sắc và văn chương. Phần nhan sắc (tượng trưng bằng bức vẽ có thần thái) vốn đã được người chồng yêu mến cho
Giới thiệu | Điều khoản | Chính sách | Sử dụng