" Chiếc lá cuối cùng " của Ohenri
Hẳn nhiều NASer biết câu chuyện cảm động về bức vẽ tranh cuối cùng, chiếc là cuối cùng thể hiện tinh thần vượt lên trên mọi nghiệt ngã của cuộc sống, làm việc quên mình mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Xin chia sẻ truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry, bản dịch của Nguyễn Cao Nguyên.
Tại một quận nhỏ nằm về hướng tây công trường Washington, đường sá chạy rối loạn, quanh co, tròng tréo nhau tạo thành nhiều khu nhỏ, thường được gọi là những "cái ổ". Những "cái ổ" này cong lượn, hình thù thật kỳ dị. Một con đường cứ tự cắt mình ra một hoặc hai lần. Có chàng nghệ sĩ phát ngôn rằng đường sá như vậy cũng có cái... lợi của nó. Giả sử như có một tên đòi nợ đến thu tiền cọ tiền sơn các thân chủ họa sĩ ở đây, lòng vòng qua những con đường như vậy cuối cùng chỉ để tìm thấy chính... mình, với hai bàn tay không.
Vì vậy mà các nghệ sĩ tìm đến, lang thang trong cái làng cổ Greenwich để tìm thuê những căn nhà có những chiếc cổng xây theo kiểu kiểu Hà Lan từ thế kỷ thứ mười tám, cửa sổ quay về hướng bắc với giá thuê thật hạ Rồi họ mang vào những chiếc thùng bằng thiết, vài cái dĩa mòn lỉn kiếm được ở Đại Lộ Thứ Sáu và cứ như vậy cái làng cổ mặc nhiên trở thành một "thuộc địa" của đám nghệ sĩ.
Sue và Johnsy có một xưỡng vẽ ở lầu trên cùng của một căn nhà gạch ba từng thấp lè tè. Johnsy là tên gọi ở nhà của Joanna. Một người từ Main, một người từ California, họ gặp nhau tại quán cơm bình dân trên đường Số Tám, cùng yêu thích hội họa, cùng mê món rau díp trộn, tương đắc đến nỗi cột tay áo mướn chung với nhau một xưởng vẽ.
Đó là hồi tháng Năm. Vào tháng mười một thì trời phái một ông khách lạnh lùng mà các ngài bác sĩ thường gọi là Bệnh Viêm Phổi đến khủng bố khu "thuộc địa", thò cái bàn tay lạnh ngắt, sờ chỗ này một chút, vỗ chỗ kia một phát. Khu vực phía đông bị ảnh hưởng nặng nề với khá nhiều người bệnh, nhưng bước chân của ông khách chậm dần khi bước vào cái mê cung chật hẹp rêu phong của khu "thuộc địa"
Ông khách Viêm Phổi không phải là hạng người mà bạn thường gọi là ông bạn già hào hiệp. Cô Johnsy gốc Cali nhỏ bé, liễu yếu đó thật ra không phải là đối thủ xứng tay của lão già tay đỏ điếm đàng, nhưng lão vẫn đập cô ta tận tình. Vì vậy mà cô gái nằm xụi lơ, bất động trên chiếc giường sắt, mắt nhìn vào bức tường gạch của căn nhà kế cận xuyên qua khung cửa sổ nhỏ.
Một bữa sáng nọ, ông bác sĩ mời Sue ra ngoài hành lang, nhướng đôi mày rậm:
"Cô ta chỉ có chừng một phần..., để coi, phần mười cơ hội sống sót" Vừa nói ông vừa rảy rảy cái nhiệt độ kế. "Đó là vì cô ta không có chí cầu sinh. Cái cảnh bệnh nhân sắp hàng chờ chết chớ không chịu uống thuốc chắc phải làm cho các thầy chế thuốc xấu hổ. Cô bạn nhỏ của cô đã hạ quyết tâm không chịu bình phục rồi. Cô ta có mơ ước gì trong đầu không?"
Sue đáp:
"Cô ấy... muốn một ngày nào đó sẽ vẽ Vịnh Naples."
"Vẽ? Chậc! Cô ta có một cái gì đáng giá hơn trong đầu để nghĩ tới không, một người đàn ông chẳng hạn?"
"Đàn ông?" Sue lập lại với một giọng mũi khịt khịt. "Đàn ông mà đáng giá thật..., à... không, thưa bác sĩ, không có những chuyện như vậy."
"Chà, như vậy thì tệ thật!" Bác sĩ nói. "Tôi sẽ rán hết sức làm những gì mà khoa học có thể làm được. Nhưng hễ khi nào bệnh nhân của tôi bắt đầu nghĩ tới chiếc xe chở quan tài và đám đô tùy thì tôi trừ đi một nửa cái hiệu quả của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy thắc mắc một chút gì về mùa đông năm tới thì tôi có thể hứa với cô là cái cơ hội sống sót là một trên năm, còn không thì một trên mười."
Sau khi ông bác sĩ bỏ đi, Sue trở vào phòng làm việc và khóc đến nhão chiếc khăn giấy Nhật Bản. Sau đó cô vác cái giá vẽ vào phòng Johnsy, miệng ba hoa những câu bông đùa chọc vui.
Johnsy nằm im lìm bất động dưới tấm chăn phủ giường, mặt hướng về phía cửa sổ. Ngỡ là bạn đang ngủ, Sue ngưng những lời đùa giỡn.
Cô ta sắp xếp giá vẽ và bắt đầu minh họa cho một truyện đăng báo. Những họa sĩ trẻ dọn đường đến với nghệ thuật bằng cách minh họa cho các truyện trên báo, cũng như các nhà văn trẻ dọn