Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du
chén lớn phục cho vợ Phùng sinh say rượu rồi nói riêng với Tiểu Thanh: - "Xin cháu nghĩ cho kỹ, nếu không cho việc làm của Liễu Chương Đài là đa sự thì trên hồ này thiếu gì Hàn Quân Bình!". Nhưng Tiểu Thanh dứt khoát chối từ: "Số mệnh của cháu chỉ có thế thôi, nợ trước trả chưa xong, không dám có ý khác…".
Tiểu Thanh chỉ đến nhà Dương phu nhân mượn sách về đọc. Một đêm đọc vở kịch Mẫu đơn đình (Tức Tây sương ký) nàng làm một thiên tuyệt cú và từ đó mọi nỗi niềm buồn tủi đều gửi gắm vào thơ nhưng rồi người đồng điệu thưởng thức thơ nàng là Dương phu nhân phải theo chồng đi làm quan ở xa, Tiểu Thanh trở thành cô độc, rồi lâm bệnh nặng.
- Vợ Phùng sinh được tin, khôn xiết mừng rỡ, sai hầu gái đem thuốc đến. Tiểu Thanh cười nói: - "Ta vốn không thiết sống nữa, nhưng cần giữ cho thân thể thanh tịnh để về với Thần, Phật, đâu phải một gói thuốc của nhà ngươi mà có thể kết liễu được đời ta!". Rồi nàng cho mời một hoạ sĩ giỏi đến vẽ chân dung. Vẽ đến bức thứ ba thì nàng mới hài lòng vì cho là đã vẽ được thần sắc và phong thái của mình.
Nàng đem bức hoạ để ở đầu giường, thắp hương, rót rượu, tự khấn vái mình, rồi khóc đến lịm đi làm chết. Năm đó mới 18 tuổi.
- Phùng sinh tất tả chạy đến, thấy Tiểu Thanh phục trang vẫn chăm chút, dung nhan vẫn xinh đẹp như lúc còn sống thì khóc rống lên: "Ta phụ nàng rồi!".
Vợ Phùng sinh cũng chạy đến, tìm được một bức ảnh và một ít thơ văn, liền đem đốt ngay!
- Người chép truyện bình luận: "Giả sử Phùng sinh không sợ vợ, hoặc vợ hắn không ghen thì Tiểu Thanh cũng chỉ trộm nhờ ân ái trong phận lẽ mọn mà hưởng chút phúc lộc tầm thường!
Than ôi, điều mà Trời không thành tựu cho Tiểu Thanh trong nhất thời chính là để thành tựu cho Tiểu Thanh trong ngàn đời vậy!".
Từ bình luận này gợi lại đoạn nói về Tiểu Thanh trong chương mở đầu Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân và giống hệt lời bình trong Tây hồ giai thoại của Cổ Ngô Mặc lãng tử mà Nguyễn Đăng Na đã dẫn. Điều này cho phép người đọc nghĩ rằng các nhà chép truyện Tiểu Thanh đều dựa vào một cốt truyện cổ nào đó rồi tự ý thêm thắt các chi tiết(12).
Tháng 7 năm 1964 trong chuyến đi sưu tầm bổ sung tư liệu về Nguyễn Du ở Trung Quốc nhà thơ Nam Trân và chúng tôi đã đến thăm và chụp ảnh kỷ niệm trước mộ Tiểu Thanh ở dưới chân Cô Sơn, Hàng Châu. Trước mộ có một cột bia đá ghi rõ "Phùng Tiểu Thanh chi mộ".
III. Nguyễn Du đã sáng tác Độc Tiểu Thanh ký trước hay sau khi đi sứ Trung Quốc?
Trong chuyến đi sưu tầm tài liệu về Nguyễn Du tháng 6 năm 1963 Đoàn cán bộ Viện Văn học đã đến tàng thư quán Hoàng sử thành, cạnh Cố cung, để tìm Hồ sơ về sứ trình của Nguyễn Du. Đây là kho lưu trữ văn thư bang giao của hai triều Minh, Thanh, được xây dựng từ năm 1534 đời Minh.
Ông quán trưởng cho biết: Quy chế văn thư của triều Thanh như sau: Khi có văn thư của các nước "phiên thuộc" gửi đến thì Nội vụ phủ giữ lại bản chính rồi sao một bản chân phương để dâng lên vua xem gọi là bản lụcphó. Bản nào vua có phê chữ son vào thì gọi là bản châu phê. Tất cả sẽ được lưu ở Quan cơ xứ tức phòng văn thư của nhà vua một thời gian, sau đó chuyển sang Hoàng sử thành để tàng trữ lâu dài.
Hồ sơ về chuyến đi sứ của Nguyễn Du được lưu giữ ở đây có cả bản lục phó lẫn châu phê. Loại châu phê nhiều hơn, thường chỉ có lời phê ngắn gọn: "Tri đạo liễu. Khâm thử", nhưng cá biệt cũng có vài bản có lời phê dài, chẳng hạn dưới tờ tâu ngày 18 tháng 11 năm Gia Khánh thứ 17 của Thành Lâm, Tuần phủ tỉnh Quảng Tây, thỉnh thị về ngày sứ thần Việt Nam được phép tới Kinh, để tiện quyết định ngày mở cửa Nam Quan, đã có lời châu phê như sau: "Khoảng ngày 25 hoặc 26 tháng 9 năm sau thì đến Kinh, bất tất phải sớm hơn! Khâm thử"(13).
Qua tập hồ sơ này có thể thấy việc tiếp đón, hộ tống, cung đốn… của triều Thanh đối với sứ đoàn Nguyễn Du vừa cẩn mật lại vừa chu đáo. Các tỉnh mà sứ đoàn đi qua đều có bản tấu gửi lên nhà vua, khải trình ngày vào và ngày ra khỏi địa giới tỉnh mình, tên tuổi các thuộc quan hộ tống và tình hình của sứ đoàn. Căn cứ vào bản tâu của các Tuần phủ, Tổng
Giới thiệu | Điều khoản | Chính sách | Sử dụng