Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du
đốc Trung Quốc và hai "bẩm văn"(14) của Nguyễn Du gửi về cho vua nhà Nguyễn, chúng ta có thể biết lịch trình đi và về của sứ đoàn như sau:
6 - 4 Quý dậu : Vào cửa Nam Quan (tức ngày 6 - 5 - 1813)
5 - 6 : Đến Quế Lâm, tỉnh lỵ Quảng Tây.
Nghỉ lại chờ may quần áo rét, các loại mãng bào(15), quần bông, quần da do triều Thanh cấp tặng theo phẩm trật quan tước.
18 - 7 : Đến Trường Sa, tỉnh ly Hồ Nam.
30 - 7 : Đến Vũ Xương, tỉnh ly Hồ Bắc.
Nghỉ lại, ngày 9 - 8: đi tiếp từ Hán Khẩu.
21 - 9 : Đến Từ Châu, trạm đón tiếp đầu của tỉnh Trực Lệ, sau đó qua Bảo Định mà lên Bắc Kinh.
4 - 10 : Đến Bắc Kinh.
Đường về thì do có lụt nên phải đi vòng qua phía đông, theo một dãy các tỉnh Trực Lệ, Sơn Đông, An Huy, Hồ Bắc mà về Lưỡng Quảng.
24 - 10 Quý dậu : Rời Bắc Kinh, trở về nước.
2 - 11 : Về đến thành Cảnh Châu, thuộc tỉnh Trực Lệ, nghỉ đêm ở đấy, ngày 3 - 11 đến Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, đi qua tỉnh An Huy, rồi theo đường bộ vào tỉnh Hồ Bắc ngày 5 - 12.
11 - 12 : Đến Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, nghỉ lại ở công quán
16 - 12 xuống thuyền ra đi theo đường thuỷ.
25 - 12 : Từ huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc, đi đến huyện Lâm Tương, tỉnh Hồ Nam.
31 - 1 Giáp tuất : Đến huyện Kỳ Dương, tỉnh Hồ Nam.
12 - 2 : Đến Toàn Châu, tỉnh Quảng Tây.
4 - 2 Nhuận : Đến Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
29 - 3 Giáp tuất : Ra khỏi Nam Quan (tức ngày 18 - 5 - 1814).
Chúng tôi trình bày cụ thể sứ trình đi và về của Nguyễn Du nhằm đi đến hai kết luận sau đây.
1. Nguyễn Du không đến Hàng Châu
- Quan sát hướng đi về của sứ đoàn Nguyễn Du thì thấy đi chếch về phía Đông - Tây tức là hướng đến Vũ Xương chứ không phải Đông - Nam, nghĩa là hướng đến Hàng Châu.
- Từ Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc đến Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, sứ đoàn đi theo đường thuỷ (sông tự nhiên và kênh đào). Theo các bạn Trung Quốc cho biết thì đây là con đường ngắn nhất và tiện lợi nhất. Sĩ tử Giang Nam ngày xưa lên Bắc Kinh dự thi và về cũng đi theo đường này, nhưng sứ đoàn Nguyễn Du lại gặp lúc thời tiết không thuận "Nước sông khô khan, đường kênh cạn hẹp, đi rất chậm chạp" (theo “bẩm văn” thứ hai của Nguyễn Du). Đã thế đến huyện Kỳ Dương, tỉnh Hồ Nam lại gặp sự cố không may "một người tuỳ tòng là Phan Văn Đằng bị bệnh chết, bèn cho khâm liệm vào quan tài, chở riêng trong một chiếc thuyền, giao cho sứ thần nước ấy đưa về" (theo tờ tâu ngày 3 tháng 2 năm Gia Khánh thứ 19 của Thành Lâm, Tuần phủ Quảng Tây).
Trong hoàn cảnh cụ thể như trên, chúng tôi nghĩ rằng Nguyễn Du không có điều kiện đi đến Hàng Châu. Ở đây cũng còn một chi tiết cần chú ý là tờ tâu của tỉnh An Huy bị mất, nhưng An Huy thì lại càng cách xa Hàng Châu!
2. Bài Độc Tiểu Thanh ký được Nguyễn Du sáng tác trước khi đi sứ Trung Quốc.
Năm 1941, Đào Duy Anh được một người bạn ở Vinh cho mượn một bản Thanh Hiên thi tập, thì thấy bài Độc Tiểu Thanh ký được chép trong tập này.
Năm 1965 nhóm Lê Thước, Trương Chính lần đầu tiên sưu tập được một số lượng lớn thơ chữ Hán Nguyễn Du thuộc cả ba tập Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục thì bài Độc Tiểu Thanh ký cũng được chép trong Thanh Hiên thi tập. Kết hợp với tài liệu về sứ trình Nguyễn Du công bố trên Tạp chí Văn học số 4-1964 nhóm nghiên cứu này đã đi đến kết luận "Bài này không phải làm khi nhà thơ đi qua mộ Tiểu Thanh ở Tây Hồ mà làm khi còn ở nhà, nên không ở trong Bắc hành tạp lục"(16).
IV. Đề nghị một cách hiểu bài Độc tiểu thanh ký
Chúng tôi tán đồng ý kiến của Lê Thước, Trương Chính là Nguyễn Du đã sáng tác bài Độc Tiểu Thanh ký trước khi đi sứ Trung Quốc. Vậy thì nên hiểu hai câu đầu của bài thơ: Tây hồ mai uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư như thế nào?
Như trên đã nói trong chuyến đi sưu tầm bổ sung tư liệu về Nguyễn Du ở Trung Quốc tháng 6 năm 1964 nhà thơ Nam Trân và chúng tôi đã đến Thư viện Chiết giang ở trên Cô Sơn, Hàng Châu. Cùng đi với chúng tôi từ Bắc Kinh tới có Giáo sư Phạm Ninh và Phó giáo sư Lý Tu Chương, nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Văn học Trung Quốc. Đón tiếp và làm việc với chúng tôi ở Hàng Châu là Giáo