Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du
báu vật là Phùng Tiểu Thanh. Từ nhỏ, Tiểu Thanh đã được gia đình quan tâm dậy dỗ, mong sau này trở thành tiểu thư tài mạo xuất chúng”.
Thời thơ ấu của Tiểu Thanh như vậy. Nhưng rồi, một biến cố trọng đại bất ngờ ập xuống gia đình nàng. Tác giả kể tiếp: “Nhưng ai hay, trời có gió mây bất trắc; người có phúc họa khôn lường. Năm Kiến Văn thứ tư, Yên vương Chu Đệ mượn danh nghĩa “dẹp nạn” đã đoạt lấy ngôi vua của Kiến Văn đế. Khi Chu Đệ tiến quân vào Nam Kinh, thân phụ Phùng Tiểu Thanh bấy giờ đang là bề tôi của Kiến Văn đế nên đem quân cương quyết chặn lại. Sau khi Chu Đệ lấy được thiên hạ, Phùng gia tự nhiên trở thành ma không đầu dưới lưỡi dao của vị vua mới này và bị giết cả nhà. Lúc đó Phùng Tiểu Thanh vừa tuổi cập kê, lại đúng dịp đang theo một người bà con là Dương phu nhân ở nơi xa, nên may mà thoát nạn. Trong cảnh hỗn loạn ấy, nàng theo Dương phu nhân chạy đến Hàng Châu”.
Kiến Văn là niên hiệu của Chu Huệ đế nhà Minh, lên ngôi năm Kỉ Mão 1399. Như vậy, năm thứ tư sẽ là năm Nhâm Ngọ 1402. Vào thời điểm ấy, Tiểu Thanh đang tuổi cập kê, nghĩa là 14 hoặc 15 tuổi. Nàng mất ở tuổi 18, nghĩa là ba bốn năm sau, khoảng 1405-1406. Nếu tính từ 1405-1406 đến năm Nguyễn Du ra đời 1765 thì sấp sỉ 360 niên, còn tính đến năm vua Gia Long lên ngôi 1802 thì phải hai 3 năm nữa mới đủ 400 năm và nếu tính đến năm Nguyễn Du đi sứ 1813 thì đã 407-408 năm. Điều này có lẽ cho thấy, Nguyễn Du viết Độc Tiểu Thanh kí trước khi vua Nguyễn Gia Long lên ngôi, thậm chí viết rất sớm, trước khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc năm 1786. Có điều rất lạ là, khi biên soạn Thơ chữ Hán Nguyễn Du, chẳng hẹn mà nên, cả hai nhà khoa học, ông Trương Chính và Đào Duy Anh đều khẳng định, Tiểu Thanh “sống vào đầu đời Minh”(16), đúng với tài liệu Dương Châu mĩ nữ. Hoặc giả, hai ông Trương - Đào đã được đọc tài liệu mà sau này mạng Dương Châu công bố chăng? Tiếc rằng, hai ông và cả tác giả Dương Châu mĩ nữ không cho biết xuất xứ tư liệu các vị đã dùng. Dựa vào tài liệu mạng Dương Châu mới công bố gần đây và chú thích của hai ông Trương - Đào, ta có thể coi như bước đầu đã giải quyết xong câu “bất tri tam bách dư niên hậu” và cũng có thể coi như giải đáp một phần vấn đề thời điểm Nguyễn Du viết Độc Tiểu Thanh kí. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cũng không nên chỉ hiểu “tam bách dư niên” là thời điểm tính từ Tiểu Thanh qua đời đến Nguyễn Du đọc Tiểu Thanh kí. Ngoài nghĩa chủ yếu ấy ra, có lẽ Nguyễn Du còn muốn đề cập tới nghĩa thứ hai: chu kì vòng đời của một con người. Xin đưa ra để tham khảo thêm.
Cổ nhân cho rằng, giới hạn đời người là trăm năm. Vì vậy, khái số “trăm năm” được dùng để tính một kiếp. Triết học phương Đông cổ đại lại quan niệm, vòng đời con người gồm 3 kiếp (cũng gọi là “tam sinh” hoặc “tam thế”). Bởi vậy, “tam bách niên” cũng đồng nghĩa với một vòng đời. Sau khi hết một vòng đời 300 năm của mình, biết hậu thế có ai khóc Tố Như? Đấy có thể là ý nghĩa thứ hai của câu thơ: Bất tri tam bách dư niên hậu… Vả chăng, trong văn học, người trung đại thường dùng con số theo kiểu ước lượng, chứ không làm phép tính cộng trừ chuẩn xác như chúng ta ngày nay.
4. Nguyễn Du viết Độc Tiểu Thanh kí ở Việt Nam hay trên đường đi sứ năm 1813?
GS. Trần Đình Sử có lí khi đặt câu hỏi: “Nếu bài thơ viết trước khi đi sứ, thì sao biết được Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang?”(17).
Để giải đáp câu hỏi của GS. Trần, xin cung cấp một tư liệu khác: Tây Hồ giai thoại cổ kim di tích (gọi tắt là Tây Hồ giai thoại) của Cổ Ngô Mặc lãng tử [?]; tác phẩm ra đời vào thời Thanh với lời tự đề Tựa cho bản in ghi năm Quý Sửu niên hiệu Khang Hi 1673 của chính tác giả. Chúng tôi xin chỉ đề cập ở đây những gì trong tác phẩm này liên quan tới Độc Tiểu Thanh kí.
Sách in, khổ 17,8 cm x 11,5 cm. Bìa gồm ba cột dọc, đọc từ trên xuống. Cột giữa in 4 chữ cỡ lớn: Tây Hồ giai thoại; cột bên phải, 6 chữ nhỏ: Tinh hội thiết sắc toàn đồ; cột bên trái, cũng 6 chữ cỡ nhỏ: Kim Lăng Vương nha tàng bản. Nội dung của sách gồm:
a - Bài Tựa do chính tác giả tự đề, lạc khoản ghi: “Khang Hi tuế tại Chiêu dương
Giới thiệu | Điều khoản | Chính sách | Sử dụng