Là một người nội trợ bạn luôn mong muốn đem lại cho gia đình mình những bữa ăn ngon và bổ dưỡng. Vậy bạn đã biết cách nào để chọn thực phẩm ngon và bảo đảm an toàn sức khỏe chưa? Hãy cùng socola tham khảo nhé!
1. Chọn cá
Các nhà dinh dưỡng học đã khuyên chúng ta nên ǎn nhiều cá, vì cá dễ tiêu, nhiều chất bổ dưỡng, nhất là đối với trẻ em, người cao tuổi, sản phụ, người bị bệnh tim mạch... Nhưng cá phải tươi, không được ươn ôi, vì cá ôi không những không bổ dưỡng mà còn đưa vào cơ thể những chất độc hại như ptômain (độc tố thối rữa), như histamin gây dị ứng. Vì thế người xưa đã đưa ra những lời khuyên trong cách chọn lựa cá là đúng khoa học. Để chọn cá ngon, tươi có thể cǎn cứ vào:
- Mắt cá tươi: Lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Còn mắt cá ươn, ôi thì lõm vào trong hốc mắt, có mầu đục và giác mạc mắt rǎn reo hoặc rách nát.
- Trôn cá (hậu môn) tươi thụt sâu vào bên trong, có mầu trắng nhạt và bụng cá lép. Còn cá ươn ôi thì hậu môn có mầu hồng hay đỏ bầm, và lòi ra ngoài, bụng cá phình to.
- Mang cá tươi: Có mầu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không có nhớt không có mùi hôi, khó chịu. Còn mang cá ươn ôi có mầu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi thối.
- Vẩy cá tươi, óng ánh, bám chặt với thân cá, không có niêm dịch, không có mùi hôi thối khó chịu. Còn vây cá ươn ôi thì mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi hôi khó chịu.
- Ngoài ra miệng cá tươi ngậm kín, còn cá ươn, ôi thì miệng hé mở.
- Thịt cá tươi rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá. Còn cá ươn ôi thì trái lại.
2. Chọn mua thịt
Người bán hàng thường tân trang lại bằng nhiều cách như bôi hàn the lên hoặc bơm nước. Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn thịt. Dưới đây là một vài lưu ý.
- Trạng thái bên ngoài: Nếu là thịt ngon, màng ngoài sẽ khô, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mặt thịt bóng láng, dịch hoạt trong. Thịt ôi thường có màu xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài thịt nhớt, mỡ màu tối, có mùi ôi. Dịch hoạt đục.
- Vết cắt: Màu sắc bình thường, sáng và khô. Thịt ôi có màu tối, hơi ướt.
- Độ rắn và đàn hồi. Thịt tươi độ đàn hồi rất cao, lấy ngón tay ấn xuống không để lại vết lõm, không bị dính. Thịt ôi ấn ngón tay xuống để lại vết lõm, phải rất lâu sau mới trở lại bình thường.
- Tủy xương: Nếu tủy bám chặt vào thành ống, màu trong và đàn hồi là thịt tươi ngon. Nếu tủy bị long ra khỏi ống, màu nâu tối và mùi hôi là thịt để lâu.
3. Chọn lựa phủ tạng gia súc
Cũng như thịt, phủ tạng của gia súc dùng làm thực phẩm cần phải tươi tốt, không tật bệnh. Ta có thể phân biệt phủ tạng vật lành mạnh với phủ tạng vật tật bệnh như sau:
** Đối với gan.
- Gan gia súc lành mạnh có mầu đỏ sẫm hoặc mầu tím nhạt. Sờ tay vào thấy mềm và mịn. Dùng ngón tay trỏ ấn vào mặt gan, gan lõm xuống và giữ nguyên vết lõm khi rút ngón tay ra.
- Gan của gia súc bệnh thường chuyển màu thành mầu gạch non, mầu vàng hay mầu bạc trắng.
- Gan vật mắc bệnh truyền nhiễm thường nhũn như bùn, tuyệt đối không được dùng loại gan này, phải hủy bỏ.
- Gan vật bị ung nhọt đã lành bệnh hay đã trở thành mạn tính thì cứng, nếu cắt nghe sồn sột như cắt vải.
- Gan vật bị bệnh sán lá (Fasciola hepatica) thường có lác đác một vài con kén sán lá (ấu trùng sán lá) cần hớt bỏ, loại chỗ bị nhiễm sán, nhưng phải đun thật kỹ mới dùng được, nếu nhiều kén thì phải hủy toàn bộ, vì ǎn vào sẽ lây nhiễm sán lá sang người.
** Đối với tim.
- Tim vật khỏe mạnh thường có mầu đỏ sẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại, màng bao tim dính liền với cơ tim.
- Tim vật bệnh có mầu tím sẫm hoặc nhạt, mềm nhũn, mặt ngoài sần sùi hay tụ máu.
- Tim vật bị phù thì giữa màng tim và tim có nước dịch tích tụ.
- Tim vật mắc bệnh tụ huyết, xung quanh tim có nước vàng, nếu bổ tim ra có máu đông hay lỏng mầu vàng hoặc sẫm đen, nhiều khi tim sưng to gấp rưỡi, gấp đôi bình thường.
- Tim vật bị bệnh gạo có những hạt như hạt gạo mầu trắng, chứa ấu trùng sán, nếu ǎn nhầm phải sẽ mắc bệnh sán từ vật truyền sang người.
** Đối với bầu dục (thận).
- Bầu dục vật khỏe có mầu đỏ tươi hoặc mầu hồng ngả sang tím, mặt ngoài nhẵn bóng mềm mại.
- Bầu dục lợn có hình hạt đậu, còn bầu dục bò đặc biệt có nhiều múi, nếu có bệnh thì thường tụ máu mầu đỏ sẫm hay tím nhạt.
** Đối với lá lách (tụy tạng).
- Lá lách hình dài dẹt, hai đầu tròn, mầu đỏ sẫm, hơi xanh, sờ vào thấy xốp. Lách lợn cũng vậy nhưng mầu nâu.
- Lá lách là một bộ phận cảm ứng dễ dàng với bệnh tật, nên khi con vật mắc bệnh truyền nhiễm lách sẽ sưng to, đọng máu, tím bầm, đổi dạng. Đặc biệt lách vật bị bệnh than sẽ tím bầm nát như bùn, nhiều khi sưng to gấp 5-6 lần bình thường và đen như than.
** Đối với dạ dày - ruột.
- Dạ dày, ruột gia súc lành mạnh có mầu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí. Các phủ tạng này vì tiếp xúc trực tiếp với phân, giun, sán,... nên việc chế biến nấu nướng phải hết sức thận trọng, vệ sinh.
Giới thiệu | Điều khoản | Chính sách | Sử dụng